Anh Hải Chồng Hồng Loan thay Linh Tý Bích Trâm phát 50 pH cơm chay 50 sâm shop Bun Bun
Dựa vào các đặc điểm ngoại hình, thói quen sinh hoạt… , BS Phan Xuân Trung đã đưa ra một số nhận định về sức khoẻ của ông Minh Tuệ.
Thời gian vừa qua, hình ảnh về một người thường được biết đến với tên gọi “sư thầy Thích Minh Tuệ” đã thu hút sự chú ý của cộng đồng. Trên khắp các trang mạng xã hội xuất hiện không ít thông tin, hình ảnh về ông. Dù hành trình tu tập từ Nam ra Bắc của ông đã kéo dài nhiều năm nhưng thời gian gần đây càng được chú ý khi “sư thầy” đi tới đâu cũng đều có rất đông người dân kéo theo.
BS Phan Xuân Trung – Trung tâm y khoa Hoà Hảo, TP.HCM dựa trên những nhận định về thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày cũng như ngoại hình của ông Minh Tuệ đã đưa ra một số chẩn đoán về tình hình sức khoẻ của ông sau 6 năm tự tu theo lối khổ hạnh.
Với lối sống tối giản, thầy Thích Minh Tuệ chỉ ăn một bữa trưa, ăn đồ chay, ai cho gì ăn nấy, không chọn lựa và không ăn quá no. Thức ăn Việt Nam sẵn có và dễ cho là bánh mì, khoai, bắp, trái cây, bánh ngọt… Không có một nguồn cung cấp thực phẩm cố định nào. Không nêm nếm muối, đường, bột ngọt. Chính bởi vậy, thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi ngày của ông Minh Tuệ sẽ bao gồm tinh bột và chất xơ là chính, một ít đạm thực vật, ít hoặc không có chất béo.
Tinh bột tạo năng lượng cho hoạt động đi bộ. Ông đã đi bộ ròng rã suốt 6 năm qua với tốc độ đi rất nhanh, năng lượng từ thức ăn tiêu hao cho cơ chân là chính. Thức ăn không dư thừa để tạo mỡ dưới da hay mỡ nội tạng nên thân thể gầy gò, da khô, cơ bắp nhỏ nhưng dẻo dai. Đồng thời, thức ăn sẽ được chuyển hóa hầu hết sang năng lượng và không tạo ra chất chuyển hóa trung gian như đối với protein và lipid, từ đó sẽ tránh được các bệnh về rối loạn chuyển hóa.
Ít đạm sẽ tạo ít creatinin, ít acid uric, tạo ra ít chất thải. Hệ tiêu hóa ít làm việc nên ít xảy ra trào ngược, rối loạn tiêu hóa, gan mật. Lượng đạm trong cơm gạo đủ để giúp tái tạo tế bào và tạo sinh chất cho cơ thể.
Lượng nước trong ngày uống theo nhu cầu. Dù đi dưới nắng nóng nhưng có lớp áo dày che phủ nên lượng nước mất qua da không nhiều, thân nhiệt ổn định. Phần thân thể “chịu trận” nhiều nhất là da đầu và da bàn chân. Như ta thấy, da bàn chân đã chai cứng và hầu như mất cảm giác vì tế bào sừng ở bàn chân đã chết, mất thần kinh cảm giác. Cơ thể có khả năng thích nghi dần với môi trường khắc nghiệt.
Hoạt động đi bộ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cơ bắp co bóp, trợ lực cho cơ tim, do vậy nhịp tim sẽ rất chậm. Đồng thời, việc đi dưới nắng giúp tăng vitamin D, chống loãng xương, nhiễm trùng.